Chào cả gia đình YÊU BẾP,
Đã có ai từng nghe qua câu “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” chưa ạ? Bến Tre quê mình nhiều dừa, bởi thế nên trong văn hóa ẩm thực thì dừa cũng chiếm phần lớn hơn các địa phương khác. Ngoài kẹo dừa, mứt dừa, nước màu dừa, chè với nước cốt dừa…ở xứ mình người ta còn làm bánh tráng dừa nữa ạ. Nghề làm bánh tráng đã được Nhà nước ta công nhận là nghề thủ công truyền thống. Để làm bánh tráng này thì công thức mỗi người khác nhau, tuy nhiên, nguyên liệu thì vẫn cố định là gạo nếp, nước cốt dừa, đường và một số thứ phụ khác như mè trắng, mè đen, hành lá (bánh tráng mặn), hột gà….
Mình thì hoàn toàn không biết công thức, liều lượng làm món này, nhà mình chỉ có bà nội là giữ nghề này ngót nghét cũng chục năm (thực ra là lúc mình còn nhỏ, bà nội đã tráng bánh, sau đó nghỉ rồi tiếp tục mở lò tráng bánh lại). Nồi tráng bánh là 2 cái thau nhôm ụp lại, khoét một mặt, trên mặt căng một tấm vải che miệng “nồi lại”. Cái nồi đặc biệt này được xây cố định, dính với ông lò (bếp) luôn. Mình nhớ không lầm là nội mình đắp ông lò bằng bùn, dùng bùn trát thành hình lò, sau đó đặt nồi lên, phủ bùn đến phân nửa nồi. Đợi bùn khô, nội mình đốt lửa vài ba lần cho ông lò khô, cứng hoàn toàn. Nắp nồi làm bằng lá dừa nước, kết thành hình tròn, rất art luôn❤❤, nhìn như một cái nón lá.

Bạn đang xem Đặc sản bánh tráng mỹ lồng xứ dừa Bến Tre

Nếp xay thành bột rồi trộn nước cốt dừa, đường và những nguyên liệu khác cho đều. Nội mình đổ nước sạch vào nồi, căng tấm vải lại rồi nhóm lửa, đợi nước sôi sẽ múc phần hỗn hợp bột tráng lên bề mặt tấm vải. Cái đồ múc cũng rất đặc biệt, nó được là từ nửa cái gáo dừa, tay cầm làm bằng tre. Mặt dưới của đồ múc phải lán để khi tráng bánh bột được trải đều trên mặt vải một cách dễ dàng. Sau đó đậy nắp lại chờ vài phút cho chín. Để lấy bánh ra, nội mình dùng 1 thanh tre mỏng thật mỏng để tách bánh ra khỏi mặt vải, rồi vắt bánh lên một cái ống bọc vải. Rồi đem bánh qua để trên tấm liếp được đan bằng lá dừa để phơi nắng. (Khúc này mọi người xem clip sẽ thấy ạ, em đã cố gắng viết ít nhưng cũng dài quá ạ)
Công đoạn tráng bánh và lấy bánh ra khỏi nồi, phải thật khéo léo nếu không bánh sẽ bị rách. Mình cũng đã thử vài lần, chỉ thấy lỗ vốn của nội chứ không nên tích sự gì ?. Mỗi tấm liếp có khoáng 5-8 bánh. Khi mỗi liếp đầy, nội đem ra phơi ngoài nắng, tầm một ngày là khô. Sau đó vá liếp vào rồi gỡ bánh ra, lau lại, cắt gọt vành rồi bỏ vào bịch nilon bảo quản.
Bánh tráng này sẽ được nướng than hồng, ăn nghe giòn rụm. Cắn một miếng bánh, cảm nhận bánh giòn tan trong miệng, ùi vị báo ngậy của dừa xen chút mặn mặn,bùi bùi của nếp, mùi thơm của mè, tất cả hòa lại trong một chiếc bánh mỏng hơn tờ giấy một tí xíu. Đặc biệt, mình có thể ăn bánh khi mới tráng xong, không đem phơi, gọi là “bánh ướt” ?, ngon lắm luôn á, có thể ăn thay bữa sáng luôn.

Xem tiếp: Đặc sản ram cuốn chuẩn vị quê nhà Hà Tĩnh

BANH TRANG MY LONG Mong duoc admin duyet em cam
1646105113 279 BANH TRANG MY LONG Mong duoc admin duyet em cam
1646105113 248 BANH TRANG MY LONG Mong duoc admin duyet em cam
1646105113 996 BANH TRANG MY LONG Mong duoc admin duyet em cam
1646105114 483 BANH TRANG MY LONG Mong duoc admin duyet em cam
Bài viết được tổng hợp từ group YÊU BẾP✅ (Esheep Kitchen family)