????
HÀNH ĐỘNG CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ BẠN – GIA ĐÌNH BẠN & TRÁI ĐẤT VỚI Green Garbage Enzyme (GGE)
Vì môi trường xanh, với không khí trong lành, đất đai được cải tạo, nước ngầm được làm sạch, thực phẩm xanh và góp phần bảo vệ tầng ozone ???
Với G.E, nếu mỗi gia đình chúng ta dùng G.E để thay thế các chất tẩy rửa tổng hợp khác, thì sẽ có nhiều G.E được chảy vào cống thải, chúng sẽ làm sạch các DÒNG SÔNG, BIỂN và BẢO VỆ TRÁI ĐẤT. Thế là chúng ta đang biến rác thành vàng rất dễ dàng đúng k ạ. Hãy làm ngay từ bây giờ nhé!
Sau đây là vài điều cơ bản về G.E mà Đông Phong tìm hiểu và trải nghiệm để cả nhà tham khảo ạ ?
I. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ?
II. CÁCH LÀM G.E và B.E
III. CÔNG DỤNG CỦA G.E
IV. CÁCH CHIẾT
I. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ?
Theo TS Rosukon, là người nghiên cứu đầu ngành về G.E. GE là một hợp chất hữu cơ đặc biệt bao gồm nhiều chất hữu cơ phức tạp như: các chuỗi protein tự nhiên, muối khoáng, hormone tăng trưởng, enzyme … được tạo ra bằng cách lên men rác thải hữu cơ.
– Các khả năng của G.E: hoà tan, làm phân rã, làm thay đổi/ chuyển đổi, hoá hợp, liên kết, xúc tác,…
– Trong quá trình xúc tác, sinh ra ozone (O3) làm giảm khí CO2 trong môi trường, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
– Có thể làm sạch các đám mây xám trong khí quyển có chứa nhiều kim loại nặng, sinh ra sản phẩm chứa gốc nitrat có thể trở thành phân bón cho cây và đất,..
– Sử dụng G.E giúp làm sạch môi trường, các enzyme sẽ trung hòa các chất độc và các chất làm ô nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất.
Bạn đang xem Bạn đã biết cách làm Garbage enzyme – chất tẩy rửa tự nhiên?
II. CÁCH LÀM G.E
– Công thức chung: 1:3:10 = Đường:vỏ hoa quả:nước.
– Cách làm Enzyme từ vỏ – trái cây: rửa vỏ hoa quả (dứa, táo, cam, bưởi,…). Cho vỏ hoa quả hay các loại hoa quả vào bình, đường và nước vào bình chứa có nắp đậy kín.
– Những lưu ý:
+ có thể lên men từ nhiều cách (có thể cho tất cả nguyên liệu vào bình theo tỉ lệ đúng, có thể cho vỏ hoa quả và đường trộn đều để tầm 24h thì mới cho nước vào).
+ trong tuần đầu đảo hỗn hợp 1 ngày/ 1 lần. Sau đó thì đậy nắp kín và lâu lâu mở để cho thoát khí ga.
+ nếu bình k kín thì sẽ có lớp men dày. Còn bình kín thì k có con men nhé (vì G.E là kiểu lên men yếm khí)
+ dùng đường vàng, mắt mía, nước mía, mật đường hay đường tán thì màu nước enzyme đẹp hơn.
+ những loại vỏ có tinh dầu thì sẽ cho vào sau tầm 15 ngày hoặc có thể cho cùng lúc cũng được. Vì những nguyên liệu có chứa nhiều tinh dầu sẽ làm ức chế quá trình lên men bình thường của các bạn Vi Sinh.
+ có thể cho nước thường hoặc nước vo gạo (nhưng mình làm nước vo gạo thì mùi chua lắm, mình k thích mùi này), nước ngâm đậu nành (với loại nước này thì nhanh lên men và màu nước enzyme đẹp),..
+ có thể cho thêm nha đam (ruột nha đam) hoặc đậu bắp để bảo vệ da tay.
+ lên men sau 1 tháng có thể chiết ra dùng mà tốt nhất là 3 tháng nhé.
+ sau khi chắt hết nước enzyme thì ta có thể cho thêm ít đường, vỏ hoa quả mới thay thế bã nát và nước vào thì ngâm được lần 2.
+ khi ngâm mà có bọ thì chỉ cần vớt bọ ra, cho thêm 1 ít đường vào là được nhé.
+ sử dụng bình nhựa để ngâm enzyme, dùng bình nhựa mềm. Khi thấy bình hơi căng thì phải vặn nhẹ nắp cho xì bớt khí từ trong bình ra, giúp cân bằng áp suất bên trong bình, tránh nổ bình, đặc biệt khi làm bằng bình kín như bình nước suối, bình đựng sữa tươi,…
+ Cách làm từ các loại thảo mộc khác (rác thải thảo mộc hàng ngày như rau, vỏ…) tương tự như vỏ – trái cây.
+ nếu nguyên liệu bị nổi trên mặt nước cộng thêm nắp bình bị hở, không đảm bảo điều kiện yếm khí thì dễ sinh dòi, hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi thối phát triển, làm G.E bị hư không dùng được nên khi làm phải thật chú ý nhé.
+ Trong quá trình làm, các bạn vi sinh bề mặt sẽ lên men sinh lớp váng trắng rất tốt, đừng vớt bỏ hay lắc bình.
+ K dùng nguyên liệu đã bị hư thối.
+ k cần nén như kiểu muối dưa cà, vân vân và mây mây ??
– Quá trình lên men (các bạn vi sinh vật làm việc chuyển hóa) gồm hai giai đoạn:
1. Quá trình lên men chính – là giai đoạn các vỏ – trái cây lắng đọng hoàn toàn xuống đáy. Giai đoạn lên men thành ancol etylic độ cồn thấp (dân gian gọi là rượu), giai đoạn lên men thành axit axetic (còn gọi là giấm), kèm theo quá trình lên men enzyme sinh học. Sản phẩm sau khi lên men gồm có thành phần hoá học: cồn có nồng độ thấp, axit hữu cơ, axit lactic, este nên có hương thơm,… thành phần enzyme sinh học: lipase; protease, amylase, cellulase. Giai đoạn này có thể chiết nước ra dùng dần được rồi ạ.
2. Quá trình lên men phụ, quá trình này rất dài, các bạn vi sinh vật sẽ phân hủy các vỏ – trái cây đã lắng đọng xuống đáy cho thật tơi – chuyển hóa hoàn toàn thành các chất vô cơ. Nhưng nên rút nước ra khi đã trong veo, nếu làm enzyme chỉ với mục đích tạo phân thì khi xác bắt đầu mục là dùng được cả nước và cái để bón.
– Cách làm Enzyme từ vỏ hoa quả và bồ hòn: vẫn tỉ lệ 1:3:10 (1 đường: 2 vỏ hoa quả và 1 Bồ hòn:10 nước)làm tăng thêm tính tẩy rửa của enzyme.
– Cách làm dầu gội enzyme: vẫn đảm bảo tỉ lệ 1:3:10 nhé cả nhà
+ 1kg bồ kết nướng
+ 300 – 500 g bồ hòn
+ 1kg đường, 100 – 200 mL mật ong
+ 1 vỏ quả bưởi
+ 15 – 20 quả chanh
+ 10-15 tép xả
+ 200 – 300 g gừng
+ thảo mộc (cỏ mần trầu, hoa hồng, hoa nhài, hương nhu, nha đam, cỏ ngũ sắc,…) cho đủ. Tuỳ theo loại tóc thì cho loại thảo mộc nào nhiều hơn nhé.
+ 10 lít nước
– Cách làm nước rửa tay và sữa tắm enzyme: vẫn tỉ lệ 1:3:10. ( 1 đường: 3 (bồ hòn, hoa hồng, đậu bắp, bông bụt, đậu nành: 10 nước)
III. CÔNG DỤNG CỦA G.E
Trong thành phẩm nước G.E rất giàu axit lactic tự nhiên, một loại chất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các khâu hay trong sản xuất sản phầm tẩy rửa và vệ sinh.
1. GE như một chất tẩy rửa tự nhiên
Trong GE có chứa nhiều enzyme xúc tác quá trình tẩy rửa chất thải rất tốt. Chính vì vậy GE có thể làm giảm lượng hóa chất tẩy rửa, giúp làm giảm tác hại đến môi trường
Ngoài ra GE còn có thể trộn với các chất tẩy rửa khác, làm tăng hoạt tính của chất tẩy rửa và xúc tác quá trình làm sạch nhanh hơn.
– Rửa chén: pha loãng tỉ lệ 1E: 10N (E: Enzyme; N: Nước sạch), nếu dùng nước ấm thì tốt hơn, rửa sạch bong kin kít, tiết kiệm nước và có hương thơm tự nhiên từ hoa quả.
– Lau nhà: pha theo tỷ lệ 1E : 10N, có thêm thêm tinh dầu sả chanh hoặc nước quế vào để lau nhà vừa làm sạch sàn, vừa sạch khuẩn, hạn chế được ruồi muỗi, côn trùng.
– Toilet: sử dụng dung dịch G.E k pha để cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa các cáu cặn, cân bằng lại vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, dán, chuột. Sau khi chà, cọ – lau chùi xong thì phun lại bằng nước sạch.
– Nhà bếp: sử dụng dung dịch G.E đã pha loãng ít hoặc dùng G.E k pha để lau tủ hút, lò nướng, thiết bị nhà bếp có thể làm sạch các vết bẩn khó lau và lau lại bằng nước sạch. Lúc này nhà bếp đã sáng bóng, sạch sẽ nhé.
– Giặt quần áo: Pha 30-500 mL G.E để giặt đối với quần áo thông thường và giặt ở chế độ ngâm. Đối với quần áo dơ nhiều thì Phong dùng thêm baking soda để giặt. Lưu ý: k nên giặt đồ màu trắng và vải sáng màu nhé cả nhà, muốn tăng hương thơm thì cho tinh dầu theo sở thích của mình nhé. Phong thì thích mùi oải hương, mua tinh dầu tự nhiên thì đắt tiền nhưng sử dụng được lâu và an toàn.
– Làm sạch rau và hoa quả: khi rửa rau quả pha 1E : 10 N, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, an toàn hơn.
– Chăm sóc boss (chó, mèo): dùng G.E pha 1E : 10 N và tắm cho chúng, phun xịt trực tiếp vào chuồng khử mùi hôi của gia súc, chúng sẽ lớn, khỏe, lông mọc tốt hơn, trị các bệnh ngoài da cho chúng. Nhà Phong dùng nước GE này tắm cho 4 con boss (1 con boss k thể tắm được, chỉ có bố là tắm được cho nó thôi).
– Dùng tắm, rửa mặt, rửa tay: pha loãng G.E tỷ lệ 1E : 10N vào nước gội đầu, nước tắm, nước rửa, giúp cân bằng hệ khuẩn trên da, có thể làm giảm việc sử dụng và trung hòa các chất độc hại, bảo vệ da khỏi sự dị ứng, viêm nhiễm, nấm, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại. Nhưng ban ngày phải chống nắng cho da nhé (chống nắng là bắt buộc phải dùng) ?
– Lau chùi, rửa xe các loại: pha 1E : 10N sạch, sáng, bóng sơn, phun giúp khử mùi trong xe, sạch không khí trong xe đối với tất cả các loại xe. Hãy thử trải nghiệm công dụng này nhé ?
2. GE sử dụng để xử lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
– GE được làm từ rác thải hữu cơ, chính vì vậy GE giúp làm giảm thiểu lượng rác thải, thải ra môi trường, đồng thời GE khử sạch mùi hôi thối và các vi sinh vật gây bệnh từ nguồn rác thải
– Làm sạch không khí: trong quá trình xúc tác sinh ra O3 (ozone), không những sạch được vi khuẩn, còn làm tăng oxy trong không khí. Cho dung dịch đã pha loãng ở tỷ lệ 1E : 10 N vào bình xịt, phun trong không khí giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi khó chịu, cân bằng khuẩn trong không khí, hạn chế nấm mốc.
3. GE được sử dụng như một loại phân bón ( phân GE), chất bảo vệ thực vật cho cây trồng
– G.E chuối, G.E từ hoa quả: Pha 1E : 10 N phun tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm phân bón tự nhiên, làm chất kích thích tăng trưởng để làm tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất. GE còn được sử dụng để xua đuổi các côn trùng, diệt các nấm bệnh và bảo vệ cây trồng hữu hiệu. Nên phun vào buổi chiều mát và sáng hôm sau phải tưới lại cho cây nhé.
– Trong enzyme rác có chứa nhiều dưỡng chất, kích thích tố sinh học giúp cây trồng phát triển mạnh và nâng cao sức đề kháng. GE có thể sử dụng là một loại phân bón hữu cơ cho cây trồng, đồng thời làm giảm lượng phân bón hóa học bón cây. Dùng phân enzyme để bón cho cây và đất giúp cải tạo môi trường trong đất cực tốt, đất giàu phân vô cơ và hữu cơ tự nhiên, hệ vi sinh trong đất được gày dựng lại cân bằng.
– GE gừng: sử dụng để kích rễ, kích mầm cho hoa lan, hoa hồng cực kỳ hiệu quả
– GE chuối: kích rễ, cung cấp kali cho lan và hoa hồng. Có thể pha thêm các loại phân khác để kích hoa, chồi …
– GE quế: Enzyme rác làm từ quế có khả năng xua đuổi ốc sên và phòng chống bệnh cho cây
– GE dứa: có tác dụng phòng ngừa nấm bệnh rất tốt, giúp cây trồng mau lành vết thương. GE dứa và GE quế kết hợp lại sẽ được loại GE phòng ngừa bệnh cho lan và hoa hồng rất hiệu quả.
– GE nha đam: bổ sung vi lượng cho hoa lan, hoa hồng rất tốt. Đồng thời GE nha đam còn có khả năng diệt khuẩn.
Ngoài ra còn có rất nhiều loại GE khác có công dụng diệt khuẩn, diệt nấm bệnh khác như: GE chanh, GE táo, GE cam, GE bưởi …
– Sau khi chiết nước, bả còn lại trộn thêm trichoderma, tro bếp và các loại cỏ hay lá tươi ủ hoai trong vòng 30 ngày. Nếu có bả đậu phộng, mè hay bả đậu nành thêm vào ủ thì quá tốt ạ. Sau đó, đem bón lót, hay bón bề mặt (cách gốc khoảng 15cm – 20cm).
Và còn vô số công dụng khác cả nhà tìm hiểu thêm nhé ❤️
IV. CHIẾT NƯỚC ENZYME
– Dùng phểu và khăn xô em bé (hoặc vải mùng) để lọc nước enzyme. Nước lọc enzyme cho vào bình chứa, để lắng 1 thời gian thì sử dụng mùi rất thơm và nước trong màu đẹp (đối với Bioenzyme thì phải bỏ lớp men dày đi, dùng men này để làm mồi ngâm cho bình mới; còn đối với G.E thì chỉ cần vớt bớt váng trắng trên bề mặt).
– Đối với nước enzyme ngâm có Bồ hòn thì phải bóp chiết cho bồ hòn ra hết bọt nhé.
– Nước enzyme để càng lâu càng tốt nhé cả nhà.
– Nên rót enzyme ra bình nhỏ để dùng ạ.
Chúc cả nhà thành công khi làm E.G và Bioenzyme nhé ???
Xem tiếp: Giới thiệu cả nhà món Bánh Nhãn quê em-Thanh Hóa
Các bài viết được lấy từ YÊU BẾP✅ (Esheep Kitchen family)