?VẼ TRANH DÂN GIAN TRÊN XƯƠNG LÁ CHƠI XUÂN ?
Treo tranh dân gian ngày tết đã từng là thú vui tao nhã của người Việt mình từ những tết xưa. Sau ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo về trời, ông bà ta thường treo lên những tranh mới thay cho tranh cũ để “tiễn cái cũ, đón cái mới”, qua đó gửi gắm những ước mong về một năm mới an vui, sung túc.
Ngày nay, người trẻ chúng mình yêu mến và gìn giữ phong tục đẹp này bằng cách thể hiện trên chất liệu mới mẻ hơn. Có thể bạn đã từng gặp tranh dân gian vẽ trên nền lụa, trên gỗ, mẹt tre, hay in trên áo, trên túi… Riêng mình, chọn xương lá làm chất liệu để vẽ tranh dân gian chơi xuân.
Bạn đang xem Nghệ thuật vẽ tranh trên lá
Bạn hỏi vẽ tranh trên xương lá có gì khác biệt với những chất liệu khác? Câu trả lời là mình sẽ phải xử lý những mắt lá rỗng, những đường gân lá gồ ghề, và khổ lá thì giới hạn, những chiếc xương lá lớn nhất mình có kích cỡ chiều ngang từ 15 – 17cm nên với những bức vẽ khổ lớn như Ngũ Hổ hay Cá chép vượt vũ môn cần vẽ chi tiết rất nhỏ để thu lại chỉ trên 1 chiếc xương lá nhỉnh hơn bàn tay. Dù vậy, tranh trên xương lá, nhất lại là tranh dân gian mang vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát, mà riêng mình cảm được phần hồn Việt trong trẻo, gần gụi.
Nhân năm mới Nhâm Dần, mời các bạn cùng xem lại những tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống trên xương lá tự nhiên. Với sắc màu rực rỡ, tranh dân gian treo xuân không chỉ mang lời chúc năm mới hòa hợp thịnh vượng mà còn là một phong tục cổ truyền đẹp. Mong rằng nét đẹp truyền thống đó sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi về sau.
Xem tiếp: Công thức làm món Giò thủ và Chân gà rút xương ngâm cóc non
Các bài viết được lấy từ YÊU BẾP✅ (Esheep Kitchen family)