Mấy hôm nay mình vào Yêu Bếp của đại gia đình mình, mình thấy đã có đầu bếp fail với món này. Quả thực, đây là một món mứt tết, quà tết đẹp và ngon. Tuy nhiên, chinh phục nó đúng là không dễ dàng như khi làm mứt dừa bánh tẻ ạ!

Bản thân mình và các thành viên trong gia đình mình đều thích món này, nhưng mình làm cũng bị thất bại không ít lần ạ. Năm nay, trước khi làm lại, mình vào nhóm YB, rồi các chỗ làm mứt dừa non cày, để học tất cả các kinh nghiệm mà mọi người chia sẻ. Và đây là thành quả của mình ạ!

Vì đã mất rất nhiều công tìm kiếm kinh nghiệm và đã thành công, nên mình tổng hợp những kinh nghiệm mình học được ở đây, để những bạn nào muốn làm thì có thể thành công luôn ạ!

Mứt rất khô ráo, không hề bị ướt. Cả nhà có thể nhìn những bức ảnh mình chụp sát đĩa mứt ở từng màu đó ạ! Đường sẽ bám phấn trắng trên sợi mứt như vậy ạ!

Bạn đang xem : Bí quyết làm mứt dừa non sau sên không bị chảy nước

 

Đầu tiên mình sẽ chia sẻ những lưu ý trước khi ghi công thức. Tất cả những lưu ý này sẽ đều liên quan đến việc sợi mứt sau sên sẽ không chảy nước đấy ạ!

Phải chọn dừa có độ non khá đều nhau, không lấy dừa có độ cứng, mềm không đồng đều, thì khi làm sẽ không thành công.

Trước khi thái dừa: Dừa non khi mua, chỉ nhờ người bán nạo hộ vỏ vàng bên ngoài, tuyệt đối không nhờ họ thái.

Khi mua dừa về, cắt đôi quả dừa, rửa sạch, ngâm dừa vào chậu nước to cho ngập dừa tầm 2h. Sau đó, vớt ra, rửa đi rửa lại cho sạch nhờn dầu trên dừa

Thái dừa

Tất cả các miếng dừa khi cắt ra, phải có độ dày bằng nhau. Nếu chẳng may có một hai quả dừa khi chọn không kĩ, mà cứng ( già ) hơn các miếng khác, thì quả đó, cả nhà sẽ thái với độ dày bằng đúng một nửa miếng dừa non thôi ạ. Vì dừa già, độ tách nước, tách dầu khác dừa non. Nếu miếng dừa non thái với độ dày 1cm, thì miếng già hơn sẽ thái 0,5cm.

Dừa non thái dày sẽ ngon hơn thái mỏng. Tuy nhiên, cả nhà đừng thái dày quá, vì độ dày sẽ tương đương với thời gian sên một mẻ mứt. Thái miếng càng to, thời gian luộc và sên càng lâu, để cho nước và dầu trong miếng dừa trách hết ra, mứt mới không bị ướt sau sên. Và cũng không nên thái quá dài, sợi mứt bị đan lằng nhằng vào nhau, sẽ khiến cho đường khó khô được khi sên ạ.

Khi thái dừa, chuẩn bị sẵn 1 chậu nước to, thái đến đâu, cho vào chậu ngâm ngập đến đó.

Khi thái xong, rửa sạch đến khi nước trong. Sau đó, đun nước luộc dừa. Vì hôm đó, em làm 33 quả, nên luộc mấy mẻ mới hết. Từ lúc nước sôi, cho dừa vào, đến khi vớt dừa ra, sẽ là từ 5 – 10 phút ạ. Tức là cả nhà sẽ luộc thật kĩ, cho miếng dừa chín hẳn, tận lõi miếng dừa cũng phải trong, để tách dầu và nước ra bớt khỏi dừa. Và càng thái dày, cả nhà sẽ càng tăng thời gian luộc lên nhé. Cả nhà yên tâm, dừa non luộc sẽ rất dẻo, không nát đâu ạ

Khi luộc xong, cả nhà vớt ra chậu nước, rửa đi rửa lại đến khi nước thật trong, không còn đục nữa, thì tãi ra rổ, nia, dần, sàng, bật quạt hoặc phơi nắng cho sợi dừa thật khô ráo, mới đem ướp đường.

Ướp đường

Cả nhà ướp đường 1 ngày với miếng dừa 1cm. Phải ướp kĩ cho nước trong miếng dừa tiết ra thật hết. Còn nếu thái dày hơn, cả nhà sẽ ướp tăng thời gian lên.

Sau khi ướp đường, cả nhà mình cho tất cả chỗ dừa đã ướp vào nồi to, đun lần 1 ( lửa 1 ) – Giống kiểu măng khô cứ phải đun hai lửa mới ngon ý ạ. Cả nhà sẽ đun cho dừa và nước đường sôi tầm 10 phút lửa trung bình, đảo đều 1 hai lần trong quá trình đun, thì tắt bếp để qua đêm. Kinh nghiệm này mình học của một chị trong nhóm mình ạ! Đun rồi để nguội như thế giúp dừa ngấm đường tốt hơn và sợi mứt khô ráo hơn khi sên xong.

Sên dừa

Cho cả dừa sợi và nước đường vào chảo. Ban đầu khi nước đường còn nhiều, cả nhà cứ bật bếp mức to nhất. Khi nước đường sôi tầm 3 phút, cả nhà sẽ hạ lửa xuống 1 mức. Vì tuy lúc đó nước còn nhiều, nhưng lửa to sẽ khiến nước cạn nhanh, số nước còn trong cùi sẽ không tiết ra nốt được, mà sẽ bị đường keo nhanh lại, bao trong sợi dừa. Vì thế sau khi sên xong, mứt nguội, nước trong sợi mứt mới tiếp tục tiết ra, khiến mứt bị ướt. Do vậy, từ lúc này, cả nhà cứ để lửa vừa, cho nước tiết ra và cạn dần dần, vừa trông vừa đảo, thì sẽ hạn chế tối đa việc mứt bị ướt sau này.

Khi nước còn nhiều, cả nhà không cần đảo quá nhiều. Khi nước cạn dần, cả nhà sẽ giảm dần lửa theo độ cạn dần của nước đường. Đến khi đường keo lại, các sợi dừa dính vào nhau, thì cả nhà để mức lửa nhỏ nhất. Khi này, sẽ tập gym cho tay ạ. Cả nhà sẽ đảo liên tục, không dừng tay, vừa đảo vừa rong rong cho sợi mứt rời nhau ra. Sợi nào bị gập lại thì duỗi nó ra, không thì chỗ gập không khô được, dễ gây chảy nước sau này.

Cả nhà sẽ đảo đến khi đường bám trên sợi mứt không chỉ khô, mà còn trở nên trắng phấn, bông ra. Lượng đường bám trên sợi mứt chỉ như mình đánh phấn nền khi make up ấy ạ;???, một lớp rất rất mỏng thôi, lượng đường thừa sẽ bung ra hết. Khi đó, cả nhà tắt bếp, đảo tại chảo cho em từ 10 – 15 phút nữa cho sợi mứt khô ráo hoàn toàn, thì đổ ra mâm, nia có lót giấy cho mứt thật nguội rồi cho vào túi kín bảo quản. Lượng đường thừa thì để ra riêng làm việc khác

Nhuộm màu rau củ: Khi ướp đường sợi dừa và sên lần 1, cả nhà cứ để nguyên màu trắng ướp và sên. Đến khi sên lần 2 từng mẻ nhỏ, cả nhà có bao nhiêu màu thì sẽ chia số dừa thành từng đấy phần. Sên như bình thường đến khi nước đường khá sánh thì mới cho nước màu rau củ đậm đặc vào. Vừa cho vừa quan sát đến khi màu có độ đậm nhạt mình thích là được ạ. Hương liệu như vani, hương bưởi ….nếu cho thì cũng cho lúc này ạ! Cho lúc này mứt đã gần được, thời gian đun không quá lâu thì màu rau củ sẽ không bị đổi màu mà ngược lại sẽ lên màu rất đẹp ạ!

Tỉ lệ đường dừa: 1kg dừa sợi khô ráo, cả nhà ướp với 5 lạng đường, không được ít hơn. Với lượng đường này, khi sên xong, nó sẽ rơi ra. Thừa thì m làm việc khác, chứ ít hơn, đường không đủ ngấm vào sợi dừa thì cả nhà sên sẽ không khô được đâu ạ!

Còn nếu cả nhà sên không kĩ, thành phẩm vẫn bị chảy nước, thì cũng đừng buồn, cả nhà sẽ bật bếp ga mức nhỏ nhất và bếp từ thì mức 1, cho mứt vào sấy lại khoảng 15 – 20 phút, thỉnh thoảng đảo đều là mứt ráo nhé ạ!

Mình làm xong chỉ để túi nilon bình thường 5 ngày ( vì nhà mình có việc bận ), sau đó mới hút chân không mang biếu. Nhưng một khi đã sên đủ, mứt khô ráo, thì cả nhà cứ để túi nilon, buộc kín miệng, để ngoài phòng, không cần để tủ lạnh, mứt  cũng không hề bị chảy nước đâu ạ;

Cả nhà làm đúng như mình viết thì mình đảm bảo mứt của cả nhà sẽ rất khô ráo, mà mềm, dẻo, dai, ngọt vừa vừa, chứ không ngọt sắc, và màu sắc lên cũng rất đẹp đấy ạ!

Mình chúc cả nhà thành công!!!!

Xem tiếp: Các loại bánh mang hương vị khác nhau kết hợp với chuối thơm ngon dễ làm

ThuthachTet2022 DONTETBIETDU MUT DUA NON SAU SEN KHONG BI CHAY
1649834353 587 ThuthachTet2022 DONTETBIETDU MUT DUA NON SAU SEN KHONG BI CHAY
1649834353 772 ThuthachTet2022 DONTETBIETDU MUT DUA NON SAU SEN KHONG BI CHAY
1649834353 652 ThuthachTet2022 DONTETBIETDU MUT DUA NON SAU SEN KHONG BI CHAY
1649834353 888 ThuthachTet2022 DONTETBIETDU MUT DUA NON SAU SEN KHONG BI CHAY
Bài viết được tổng hợp từ group YÊU BẾP✅ (Esheep Kitchen family)