TỪ RÁC NHÀ BẾP ĐẾN VƯỜN RAU XANH MƯỚT
Thú thật mình đã đắn đo ngần ngại mất vài ngày rằng có nên viết bài chia sẻ về chủ đề này không vì mình là 1 newbie hoàn toàn trong lĩnh vực trồng rau tại nhà, mình sợ rằng những hiểu biết của mình còn quá nông cạn và hời hợt để chia sẻ. Nhưng rồi niềm vui khi mỗi ngày đi đổ rác, lượng rác thải ít hẳn đi, hầu như không phải đổ rác mấy khiến mình mạnh dạn hơn và quyết tâm chia sẻ, nhỡ đâu những gì mình viết sẽ hữu ích cho những người cũng yêu thích việc trồng rau như mình 😛
Mình biết đến Bokashi lần đầu là nhờ blog của chị Thuy Dao (Her 86m2). Từ đó mình tìm hiểu thêm và bắt đầu làm thùng Bokashi đầu tiên. Bokashi hiểu nôm na là một giải pháp làm phân bón hữu cơ giàu vi sinh được người Nhật Bản chế tạo ra, mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng rác thải nhà bếp để thực hiện.

Bạn đang xem Cách làm phân bón hữu cơ của người Nhật từ rác nhà bếp

*Nguyên liệu:
– Thùng ủ bokashi chuyên dụng (có thể mua trên shopee hoặc tự chế như mình bằng cách tận dụng 2 thùng sơn kích cỡ bằng nhau, khoan lỗ dưới đáy 1 thùng rồi chồng lên thùng còn lại để nước bokashi có thể thoát ra, lưu y thùng cần có nắp kín vì )
– Rác nhà bếp (Thức ăn thừa bao gồm vỏ củ quả, gốc rau, thịt… TRỪ chất lỏng và xương).
– Cám Bokashi (Bokashi bran). Mình mua bịch cám bokashi trên shopee và tìm hiểu trong thành phần cám đã có EM (vi sinh hữu hiệu).
– Dung dịch EM (nếu có).
*Cách làm:
1. Rắc 1 lớp cám Bokashi dưới đáy thùng.
2. Cắt nhỏ rác ra rồi cho vào thùng, phun dung dịch EM nếu có
3. Rắc cám bokashi phủ kín bề mặt rác rồi ấn chặt rác xuống sau đó đậy chặt nắp thùng.
4. Cứ cách 1 ngày thì rút nước bokashi (bokashi tea) ra 1 lần, dùng nước đó pha với nước theo tỉ lệ 1:50 để tưới cây.
Lặp lại các bước trên đến khi thùng bokashi đầy thì vẫn đậy kín thùng và để ủ trong vòng 2-4 tuần, sau đó đem trộn với đất rồi ủ tiếp hỗn hợp đất +bokashi 2 tuần nữa thì có thể đem đi gieo hạt/vùi vào đất trồng như phân bón thông thường.
*LƯU Ý:
– Nếu thấy có mốc trắng trong thùng bokashi thì không cần lo lắng, mốc trắng chứng tỏ thùng bokashi của bạn đang lên men tốt nhưng nếu thấy mốc xam/đen/xanh thì thùng bokashi của bạn đã hỏng, cần bỏ đi.
– Cần lấy nước bokashi ra thường xuyên, để lâu sẽ rất nặng mùi.
– Bokashi là quá trình lên men kị khí nên tránh mở ra mở vào thùng bokashi, luôn nén chặt rác và đậy kín nắp thùng sau khi bỏ thêm rác vào.
Mình mới tập tành trồng rau thôi, và mình thực sự ngạc nhiên về tốc độ tăng trưởng của rau khi tưới bằng dung dịch bokashi thường xuyên. Trước kia khi chưa tưới bằng dung dịch bokashi, rau của mình còi cọc lại hay bị bệnh gì đó khiến lá quăn queo có mốc trắng (thứ lỗi cho sự nông cạn của tấm chiếu mới chưa trải việc trồng trọt như mình :(( ). Ngoài việc sử dụng rác nhà bếp làm phân bokashi thì mình luôn phân loại rác: giấy + bìa các tông gom riêng, vỏ lon+chai lọ gom riêng và khi nào nhiều thì mình sẽ để cạnh thùng rác ngoài cổng để xe rác tái chế đến gom. Em bé 21 tháng của mình rất tích cực trong việc phân loại và để rác đúng chỗ giúp mẹ. Chỉ vài hành động nhỏ vậy thôi cũng giúp mình giảm đáng kể lượng rác phải đổ mỗi ngày.
P/S: Gọi là “vườn rau” thì hơi điêu vì thực ra mình chỉ có 1 góc sân bé tí teo đủ để mình và con gái nhỏ tập tành trồng vài luống rau mà thôi. Hy vọng trong tương lai mình trồng được nhiều loại rau hơn nữa để khoe với Yêu Bếp 🙂

Xem tiếp: Cách làm gia vị Ốc xào Thái Nguyên

MatTroiTrongToi YeuBep TU RAC NHA BEP DEN VUON RAU XANH
1644598270 174 MatTroiTrongToi YeuBep TU RAC NHA BEP DEN VUON RAU XANH
1644598271 112 MatTroiTrongToi YeuBep TU RAC NHA BEP DEN VUON RAU XANH
1644598271 716 MatTroiTrongToi YeuBep TU RAC NHA BEP DEN VUON RAU XANH
1644598272 998 MatTroiTrongToi YeuBep TU RAC NHA BEP DEN VUON RAU XANH
Bài viết được tổng hợp từ group YÊU BẾP✅ (Esheep Kitchen family)